Chống Thấm Tầng Hầm Nhà Cao Tầng Hiệu Quả

Vách tầng hầm bị thấm dột, vách tường xuống cấp, ố mốc gây mất thẩm mỹ. Không chỉ vậy nó còn có thể ảnh hưởng đến kết cấu, khả năng chịu lực của toàn bộ tòa nhà, ngôi nhà. Bài viết dưới đây NAVA sẽ mách bạn cách chống thấm tầng hầm nhà cao tầng hiệu quả khắc phục hoàn toàn nhược điểm trên.

Vì sao cần chống thấm tầng hầm nhà cao tầng

Các tầng hầm nhà cao tầng cần chống thấm bởi:

+ Tầng hầm là nơi thấp nhất và chịu áp lực vô cùng lớn nên nếu không được chống thấm tốt từ ban đầu sẽ dẫn tới thấm dột khiến công trình bị xuống cấp.

+ Khi tầng hầm không may bị thấm nước sẽ ảnh hưởng tới nguồn điện dễ gây cháy nổ nguy hiểm tới con người. Thêm vào đó tầng hầm xuống cấp có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào nên bắt buộc phải chống thấm để mang lại sự an toàn cho toàn bộ người dân.

+ Vị trí tầng hầm thường sâu dưới lòng đất. Càng nhiều tầng thì độ sâu càng lớn, dễ chạm tới mạch nước ngầm và làm tăng nguy cơ thấm ngược. 

+ Chống thấm tầng hầm còn đảm bảo thẩm mỹ, mỹ quan cho nhà cao tầng.

chống thấm tầng hầm nhà cao tầng
chống thấm tầng hầm nhà cao tầng

Nguyên nhân tầng hầm bị thấm nước

Tầng hầm được thiết kế nằm một phần dưới lòng đất, là nơi tiếp xúc trực tiếp với mạch nước ngầm áp lực cao, ngoài ra tầng hầm được cấu tạo bởi nhiều cấu kiện, hạng mục ghép lại mà thành nên không có tính liên kết toàn khối. Nguyên nhân chính khiến tầng hầm bị thấm nước là do:

+ Tầng hầm không không có thiết kế và thi công phòng thấm, trường hợp ít xảy ra nhưng trong thực tế.

+ Thiết kế công trình chưa đảm bảo, kết cấu không đủ chịu lực làm công trình nứt lún, chuyển vị không ổn định. Một số trường hợp chọn vật liệu chống thấm tầng hầm chưa đúng thiếu kinh nghiệm.

+ Trong quá trình xây dựng không lắp đặt các hệ thống băng cản nước,thanh chương nở cho các vị trí mạch ngừng, liên kết các lần đổ bể bê tông với nhau như mạch ngừng giữa sàn đáy và vách tầng hầm, mạch ngừng giữa các lần đổ bê tông…

+ Trong quá trình thi công xây dựng đội ngũ thi công không đảm bảo chất lượng như đổ bê tông nhiều khuyết tật, vết nứt, bê tông dính tạp chất.

+ Quá trình thi công phòng thấm không đảm bảo, biện pháp, quy trình thi công chưa đúng, chất lượng thi công, giám sát không đảm bảo…

chống thấm tầng hầm nhà cao tầng

Phương pháp chống thấm tầng hầm nhà cao tầng

Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý chống thấm tầng hầm khác nhau. Tuy nhiên khi thực hiện bất cứ giải pháp nào bạn cũng cần phải chuẩn bị bề mặt chống thấm cho tốt thi mới đem lại hiệu quả cao. Theo đó cần phải loại bỏ sạch hết tạp chất trên bề mặt, đục tẩy các vị trí lồi lõm, làm phẳng bề mặt, sửa chữa những nơi bề mặt bị rỗ, các vết nứt lớn thì phải được trám lại bằng vữa có phụ gia chống thấm.

Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng màng khò nóng

+ Đầu tiền cần quét lớp tạo dính bằng cách lu sơn mỏng và đều, giúp bao phủ kín bề mặt bê tông. Sau khi đã tạo dính khô thì bạn tiến hành màng chống thấm.

+ Nên lựa chọn dán màng chống thấm Bitum cho chống thấm tầng hầm là tốt nhất. Đảm bảo bề mặt khò phải được úp xuống dưới. Đặt các cuộn vào đúng vị trí cần chống thấm rồi trải ra để chuẩn bị dụng cụ đèn khò thổi lên tấm trải.

+ Cuốn ngược lại rồi từ từ trải ra làm nóng bề mặt bằng đèn khò dùng gas, như vậy sẽ giúp làm bề mặt tan chảy và giúp cho lớp màng nhầy dính vào bề mặt đã tạo dính lót. Chú ý lướt ngọn lửa qua lại đều đặn vào bề mặt khò, đốt nóng diện tích bề mặt thi công và phần màng đã khò vào khu vực này.

+ Nếu thấy bong bóng xuất hiện sau khi khò thì đâm thủng khu vực đó bằng các vật sắc nhọn cho tới khi thoát hết khí rồi dán đè tấm khác lên với biên độ chồng là 50mm.

chống thấm tầng hầm nhà cao tàng
Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng màng khò nóng

Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng màng chống thấm tự dính

+ Cách này khá đơn giản, bạn chỉ cần trải chống thấm ra rồi bóc hết lớp nilon trên bề mặt màng, đem dán lên toàn bộ bề mặt cần thi công. Đây là loại màng chống thấm nguội tự dính, vì thế mà không cần tác dụng của nhiệt, biên độ chồng giữa các lần tiếp giáp là 70-100mm. Khi  dán xong thì trát một lớp bê tông từ 3 đến 4 cm lên toàn bộ bề mặt thi công để bảo vệ bề mặt màng chống thấm tốt hơn.

chống thấm tầng hầm nhà cao tầng
Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng màng chống thấm tự dính

Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng phụ gia chống thấm đúng chủng loại

+ Bạn cần tạo độ ẩm cho bề mặt chống thấm bằng nước sạch. Quét bả chống thấm lên bề mặt khoảng 2-3 lần. Có thể thi công nhiều lớp cho tới khi đạt độ dày theo yêu cầu.

+ Trộn phụ gia chống thấm, với xi măng, cát, nước theo tỷ lệ: 2 lít: 1 :4 : 0,75. Trát chống thấm hoàn thiện chân tường.

+ Sau khi việc chống thấm chân tường đã hoàn thành, bạn cần chờ cho lớp chống thấm khô.

chống thấm tầng hầm nhà cao tầng
Chống thấm tầng hầm nhà cao tầng bằng phụ gia chống thấm

Vật liệu dùng chống thấm tầng hầm nhà cao tầng hiệu quả

Phụ gia chống thấm là loại vật liệu được trộn với xi măng và nước. Có thể là gốc xi măng, polymer hoặc 2 thành phần. Phụ gia chống thấm tầng hầm hiệu quả phải chịu được áp lực nước thủy tĩnh ở mức cao từ 5m trở lên. Có thể thẩm thấu vào bề mặt bê tông.

Với khả năng chống thấm toàn khối, mức độ chống thấm có thể đạt trên 5ATM – 50m áp lực nước, phụ gia NAVA được sử dụng linh hoạt cho các mục đích chống thấm đặc biệt là chống thấm tầng hầm. 

chống thấm tầng hầm nhà cao tàng
Phụ gia chống thấm NAVA

Bài viết trên đây NAVA đã chia sẻ đến bạn cách chống thấm tầng hầm hiệu quả. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ bạn đã có thêm kinh nghiệm hữu ích. Cảm ơn bạn đã quan tâm bài viết.

Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:

Phụ Gia Vữa Trát NAVA

Địa chỉ: Ô L08 – L16 – Khu A, Khu đô thị mới Dương Nội, P. La Khê, Q. Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0989.75.1551

Gmail: support@navavietnam.com

Đánh Giá post


phụ gia vữa trát tường

Leave a comment